Site banner
Chủ nhật, 27. Tháng 4 2025 - 1:32

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hưng Lễ “Quê hương anh hùng” – Điểm về nguồn lý tưởng Khu di tích lịch sử - văn hóa nhà ông Nguyễn Văn Trác (Mười trác) nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn tháng 11/1955 đến 3/1956).

Hưng Lễ “Quê hương anh hùng” – Điểm về nguồn lý tưởng

Khu di tích lịch sử - văn hóa nhà ông Nguyễn Văn Trác (Mười trác) nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn  tháng 11/1955 đến 3/1956).

Nếu như du khách đã đến xứ dừa Bến Tre khám phá những điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn hấp dẫn ở Châu Thành, Chợ Lách hay vùng ven thành phố Bến Tre, thì huyện Giồng Trôm cũng là vùng đất có nhiều điểm hẹn, điểm đến, điểm về nguồn rất lý thú để du khách trải nghiệm về văn hóa – lịch sử. Trong đó có khu di tích lịch sử - văn hóa nhà ông Nguyễn Văn Trác (Mười trác) nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn  tháng 11/1955 đến 3/1956) tại xã Hưng huyện Giồng Trôm.

ảnh Khu di tích lịch sử - văn hóa nhà ông Nguyễn Văn Trác (Mười trác) nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn  tháng 11/1955 đến 3/1956)

Nhà ông Nguyễn Văn Trác (Mười trác) tọa lạc tại ấp Cái Da xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cách thành phố Bến Tre 20km. Ngôi nhà ông được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia ngày 7/5/1997, đây là nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn (Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956 trong bối cảnh miền Nam đang bước vào giai đoạn cách mạng mới, gay go, quyết liệt nhất. Đồng chí Lê Duẩn được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu tình hình cách mạng miền Nam vạch ra phương hướng đánh đỗ Mỹ-Diệm. Qua nhiều khó khăn gian khổ đồng chí đã soạn thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” vạch ra con đường đánh đỗ Mỹ-Diệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Lối vào Khu di tích lịch sử - văn hóa nhà ông Nguyễn Văn Trác 

Ngôi nhà xây dựng nằm trong vườn dừa thuận tiện cho việc thoát thân khi gặp nguy hiểm. Đây là ngôi nhà, gỗ cất theo kiểu nhà Xuyên Trính, 3 gian 2 chái, mái ngói, nền gạch tàu vách gỗ, cột gỗ. Ngôi nhà có 42 cây cột làm bằng gỗ và thao lao, làm theo kèo vỏ đậu, đuôi chạm hạt. Nội thất trong ngôi nhà được trang trí với các bao lam thành vọng, liễn áp cột sơn son thiếp vàng, nhà có 3 gian chính, phía trước là để thờ cúng. Điều đáng nói trong ngôi nhà này là ông 10 Trác đã xây một căn buồng bí mật và rất kín đáo dành cho đ/c Lê Duẩn ở và làm việc, bên trong căn buồng có 1 cái tủ được bố trí thông với hầm bí mật bằng thùng phi chôn sâu dưới đất. Một số cán bộ được giao nhiệm vụ ở vòng ngoài, còn ở bên trong do vợ chồng ông 10 và các con của ông  đảm nhiệm. Gia đình ông 10 đã bảo vệ an toàn cho đ/c Lê Duẩn suốt thời gian hoạt động tại đây.

Sau 30-4-1975, đồng chí Lê Duẩn có về thăm lại gia đình ông Nguyễn Văn Trác. Để tri ân gia đình, đồng chí đã giúp xây dựng một ngôi nhà mới trên nền cũ. Đến năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Vụ Kế hoạch tài chính xin chủ trương đầu tư phục hồi lại Di tích Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác. Công trình lúc bấy giờ được xây bằng chất liệu bê-tông cốt thép. Tất cả các hiện vật được gia đình ông Nguyễn Văn Khinh (người con trai út của ông Nguyễn Văn Trác) gìn giữ cho đến ngày nay.

Ngôi nhà hiện được xây dựng trên khu đất cũ của gia đình ông Nguyễn Văn Trác-người từng nuôi giấu, bảo vệ, phục vụ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong thời gian hoạt động tại Bến Tre.

Ngôi nhà hiện đang trưng bày, giới thiệu và lưu giữ các hình ảnh, hiện vật trong thời gian hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn giai đoạn từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956.

 

Hàng ngày, cố Tổng Bí thư làm việc, ăn ở trong căn buồng có 1 chiếc giường và chiếc tủ “không đáy” thông với hầm bí mật chôn sâu dưới đất. Khi địch đến kiểm tra, cố Tổng Bí thư vào tủ và xuống hầm bí mật, một cách an toàn.

Chính trong ngôi nhà này, cố Tổng Bí thư đã soạn thảo “Đề cương đường lối cách mạng miền Nam” và triển khai nhiều cuộc họp tại ấp Giồng Tre Quạ, xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm. Chính cuộc họp đã đưa ra những đường lối đấu tranh đúng đắn, nổi bật là phong trào Đồng khởi hết sức hào hùng của nhân dân Bến Tre năm 1960.

 

  Đề cương “Đường lối cách mạng miền Nam Việt Nam” được trưng bày tại khu di tích

 

Để ghi dấu một thời kỳ lịch sử cách mạng, ngày 7/5/1997, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công nhận “Nơi ở và nơi làm việc” của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Di tích trở thành địa điểm “về nguồn” và cũng là nơi tổ chức mừng Ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hàng năm cũng như các sinh hoạt truyền thống của địa phương./.

 

 

 

 

 

 

Minh Trí - ĐTT XÃ